Cách thiết kế bao bì sản phẩm hiệu quả chỉ với 5 bước

Admin 18/04/2022

Để có sản phẩm ra mắt thị trường, chắc hẳn nó cần có cho mình một vẻ ngoài lôi cuốn, hấp dẫn. Và hẳn đây sẽ là câu hỏi mà tất cả các nhà sản xuất quan tâm. Quy trình nào, cách thức nào giúp cho một sản phẩm thành công trong việc chạm tới tay người tiêu dùng?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy đi từ khái niệm nhé.

Mục lục bài viết

Bao bì sản phẩm là gì?

Bao bì sản phẩm là phần bao bọc, bảo vệ bên ngoài sản phẩm. Bao bì sản phẩm bao gồm: chất liệu và hình thức.

Khi thiết kế bao bì sản phẩm, nhà sáng tạo cần tính toán cả 2 yếu tố này:

Kỹ thuật chọn chất liệu bao bì

Để đánh giá mức độ phù hợp của chất liệu, người sáng tạo cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm nên dùng chất liệu nào để bảo quản sản phẩm tốt nhất?
  • Chất liệu nào đang được ưa chuộng/ khuyến khích ở ngành công nghiệp đó?
  • Chất liệu được ứng dụng như nào?
  • Cân bằng ngân sách với giá thành chất liệu
  • Cân bằng ngân sách với tính khả dụng khi sản xuất thành phẩm (tính ứng dụng thực tế)

Thủ thuật chọn Hình thức bao bì

  • Hình dáng của sản phẩm như thế nào?
  • Hình dáng của bao bì như thế nào?
  • Thể tích, kích thước bao bì là bao nhiêu?
  • Yếu tố thiết kế: Đồ họa, màu sắc, phông chữ, phong cách thiết kế, hình ảnh sử dụng, phương pháp thiết kế… như nào để phù hợp với sản phẩm

Các bước chọn bao bì sản phẩm đẹp

Phân tích Mục đích thiết kế bao bì của nhãn hàng

Mục tiêu kích cầu mua sắm

Con số thống kê chỉ ra rằng: 30% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm vì bao bì của sản phẩm. Một thiết kế bao bì đẹp mắt, màu sắc mang tính nhận diện thương hiệu, thông điệp bắt mắt và hướng tới đúng đối tượng mục tiêu sẽ khiến khách hàng có phản ứng tích cực đồng thời phát sinh nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm.

Hình ảnh thương hiệu tích cực sẽ có chuyển đổi cao hơn. Các thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay là ví dụ rõ nét về tầm quan trọng của bao bì sản phẩm. Kết hợp với sự độc đáo của các sản phẩm mới, bao bì tăng sự phấn khích cho người tiêu dùng, tác động lớn đến trải nghiệm và tăng mong muốn sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng.

Ví dụ cho dẫn chứng này không thể không kể đến Coca-Cola với các campain sáng tạo và độc đáo.

Lon Coca-Cola có thể chia làm đôi mang thông điệp “chia sẻ”

ất nhiên, bao bì sản phẩm cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sản phẩm và thương hiệu.

Một sản phẩm không được đón nhận nếu bao bì được tạo ra không kết nối được cảm xúc với người tiêu dùng.

Một trong những chiến dịch khá nổi tiếng của việc thay đổi bao bì có thể phá hủy thành công của cả một thương hiệu nói chung và sản phẩm nói riêng là Tropicana – nhãn nước cam nổi tiếng của Pepsi Cola.

Trải qua gần 1 thế kỉ, Tropicana chỉ sử dụng một bao bì duy nhất, mang lai doanh thu hơn 700 triệu đô/ năm. Ngày 08/01/2009, Tropicana đã tung ra thị trường mẫu bao bì mới và vấp phải chỉ trích dữ dội của người tiêu dùng, đặc biệt là các khách hàng trung thành có tình yêu và sự gắn bó với bao bì quen thuộc. Trong vòng 2 tháng, doanh số của Tropicana thụt giảm 20% khiến cho Tropicana thiệt hại lên đến 30 triệu đô.

Ngày 29/2/2009, Tropicana thông báo sẽ trở lại với thiết kế nguyên bản. Một tháng sau đó, bao bì nguyên gốc đã trở lại hoàn toàn trên các điểm bán lẻ. Sau khủng hoảng, Tropicana đã thiệt hại cả trăm tỉ đồng bao gồm chi phí truyền thông, thu hồi và đưa các bao bì cũ trở lại.

Tăng nhận diện truyền thông

Hiện nay mạng xã hội là một kênh truyền thông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Tương đương với khả năng tìm kiếm từ khóa của google, tốc độ lan truyền thông tin từ người sang người trên mạng xã hội còn lây lan nhanh hơn dịch bệnh và khó có thể kiểm soát. Một tin vừa đáng mừng vừa đáng lo đó là: 40% người tiêu dùng chia sẻ hình ảnh bao bì sản phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội.

Một bao bì độc đáo, đẹp mắt, phản ánh một câu chuyện, có tính kết nối xã hội là các yếu tố khiến người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của bạn trên mạng xã hội kết nối với nhiều người. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành 1 người ảnh hưởng, lan truyền đi hình ảnh của doanh nghiệp. Một cách quảng cáo thật tự nhiên, không gây phản cảm và đặc biệt là không tốn phí!

40% người tiêu dùng chia sẻ hình ảnh bao bì sản phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội

40% người tiêu dùng chia sẻ hình ảnh bao bì sản phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp

Báo cáo Chỉ số niềm tin nhà bán lẻ do Nielsen Việt Nam vừa công bố đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam hiện nay có hơn 1, 4 triệu cửa hàng bán lẻ. Một con số không nhỏ.

Đặt mình là người tiêu dùng, khi lướt qua hàng trăm đến hàng nghìn thương hiệu trên 1, 4 triệu các gian hàng trưng bày thì điều gì là yếu tố thuyết phục khách hàng lựa chọn mua sản phẩm trong vài giây ngắn ngủi?

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng hình thành trải nghiệm chủ quan ​​của họ về sản phẩm chỉ trong 50 ms. Có nghĩa là bạn, với tư cách là một thương hiệu, có chưa đầy một giây để tạo ấn tượng tích cực cho khách hàng mục tiêu.

Một thực tế khác mà bất cứ ai trong chúng ta đều cùng chung một suy nghĩ: Dấu hiệu nhận biết hàng giả hàng nhái là gì?

Vỏ hộp ọp ẹp, không chắc chắn, đường nét cẩu thả, màu in nhập nhòe!

Bingo, không phải bạn cũng đang biến bao bì của mình trở thành có nét hao hao với miêu tả trên chứ?

Một thiết kế cẩu thả có thể khiến sản phẩm của bạn không được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng cho dù chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu. Vì vậy, đừng coi nhẹ thiết kế bao bì sản phẩm nhé!

Đừng hấp tấp, để thiết kế được bao bì cần chuẩn bị nhiều hơn bạn nghĩ đấy!

Quy trình thiết kế bao bì chuyên nghiệp 5 bước

Bước 1: Thu thập thông tin

Sản phẩm là gì?

Câu hỏi đầu tiên và cơ bản nhất: Sản phẩm bạn cần thiết kế bao bì là gì?

Sau đó, điều bạn cần làm là vẽ sơ đồ các đặc tính của sản phẩm.

Sơ đồ đặc tính sản phẩm:
  • Sản phẩm làm từ nguyên liệu nào?
  • Sản phẩm có những đặc tính đặc biệt nào?
  • Ví dụ: Nóng chảy, tan ở nhiệt độ nào, dễ vỡ, hỏng hay không …
  • Kích cỡ sản phẩm?
  • Sản phẩm có giải pháp đóng gói tùy chỉnh đặc biệt nào không?

Nắm được những đặc tính của sản phẩm, người thiết kế sẽ có hình dung cơ bản để có những đề xuất ban đầu về hình dáng hoặc chất liệu của bao bì.

Ai là người mua sản phẩm?

Là người bạn thấu hiểu tâm lý của khách hàng là cách sản phẩm tiếp cận với khách  hàng. Vì vậy, trước khi thiết kế bạn cần nắm được các sự thật ngầm hiểu của nhóm đối tượng mục tiêu. Từ đó, dựa trên phác thảo sơ bộ từ câu hỏi trước, bạn sẽ có những tùy chỉnh chiến lược đối với mẫu thiết kế.

Phân tích các đối tượng mục tiêu bằng các câu hỏi:
  • Sản phẩm thuộc phân khúc nào? Cao cấp? Trung bình? Thấp?
  • Sản phẩm dành cho đối tượng nào? Nam/ nữ/ trẻ em
  • Tính cách của phần đối tượng đó?
  • Ngân sách/ Thu nhập tối thiểu của đối tượng đó thuộc nhóm nào?
  • Nhóm đối tượng đó quan tâm đến vấn đề xã hội đặc biệt nào?
  • Họ quan tâm đến câu chuyện như thế nào?
  • Có chất liệu nào khiến đối tượng đó cảm thấy thoải mái không?

Hành trình khách hàng mua sản phẩm như thế nào?

Sản phẩm chủ yếu bán tại các điểm bán lẻ của thương hiệu hay tại siêu thị, trung tâm thương mại?

Sản phẩm có được bán tại các kênh trực tuyến không?

Với mỗi kênh tiếp cận khác nhau, bạn cần có các thiết kế tùy chỉnh khác nhau. So với cửa hàng nhỏ, sản phẩm của bạn cần nổi bật hơn nếu tại cửa hàng lớn, siêu thị hay trung tâm thương mại. Nếu sản phẩm đổ buôn, thiết kế sản phẩm của bạn cần chuyên nghiệp hơn Nếu bạn bán lẻ tại chợ, các cửa hàng nhỏ… thiết kế sản phẩm của bạn cần trông thân thiện hơn Nếu bạn bán hàng online, kích cỡ bao bì đặc biệt có phù hợp trong quá trình vận chuyển? Có bảo quản tốt cho sản phẩm không? Nếu sản phẩm của bạn nằm ở 1 vị trí cùng khá nhiều hàng hóa khác, bao bì cần không có nhiều khoảng trống để không gây móp méo, hỏng hóc sản phẩm…Vị trí để sản phẩm như nào? Đặc tính của các sản phẩm xung quanh như thế nào?

Sản phẩ tiếp chạm với khách hàng sao quá quan trọng. Bạn nhất định không được bỏ qua bước này.

Yêu cầu thương hiệu với bao bì sản phẩm là gì?

Bên cạnh các thông tin chung mà bạn đã khai thác từ 3 câu hỏi trước, một thông tin mà bạn cũng cần thu thập không kém đó là: Những yêu cầu riêng về thiết kế của thương hiệu? Không ai hiểu sản phẩm hơn chính doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược truyền thông cụ thể khi tung ra thị trường một sản phẩm hoàn toàn mới (ít nhất là về diện mạo).Đừng quên rằng, chiến lược thương hiệu luôn song hành cùng chiến lược truyền thông và cốt lõi của nhận diện chính là tính thống nhất.

Màu sắc

Sản phẩm có phải sản phẩm độc lập không?

Nhãn hàng có yêu cầu đặc biệt gì về màu sắc không? Nếu bạn bỏ qua các thông tin về màu sắc cần và đủ thì tai hại quá đúng k nào?

Phông chữ

Một phông chữ rõ ràng, không gây lệch lạc, nhầm lẫn thông tin là yếu tố quan trọng khi lựa chọn phông chữ cho thiết kế bao bì. Tuy nhiên bạn đừng quên các chú ý sau:

  • Phông chữ có phải phông chữ nhận diện của khách hàng hay không?
  • Phông chữ có bó buộc trong loại phông nào hay không?

Điều dĩ nhiên mà vẫn cần nhắc lại: Bạn đã có 1 logo dạng véc – tơ? Điều đó đảm bảo cho thiết kế bao bì trở nên đẹp mắt, sắc nét và đảm bảo cho quá trình in ấn. Nếu bạn chưa có, hãy thiết kế logo trước khi bạn làm một thiết kế khác không chỉ là bao bì.

Nội dung cần đặt trên bao bì

Nội dung quyết định rất nhiều đến thiết kế đặc biệt là thiết kế bao bì vì có giới hạn nhất định về vị trí và khoảng trống dành cho nội dung. Khi tăng hay giảm nội dung có thể ảnh hưởng đến bố cục của sản phẩm. Vì vậy, nội dung cần được thống nhất và đảm bảo không thay đổi trong quá trình thiết kế.

Trời! Quá nhiều thứ phải tính toán! Một tin vui là nếu như bạn đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trên thì bạn đã đến gần đích rồi. Một phác thảo khá sát đã xuất hiện trong đầu bạn. Không chỉ đảm bảo tính nghệ thuật, đẹp mắt, sản phẩm của bạn thật sự chiến lược và có tính toán khả năng thực tiễn một cách chi tiết. Đến đây, khá chắc chắn là tác phẩm của bạn không chỉ là ảo mộng trên giấy mà nó sẽ trở thành hiện thực sớm thôi!

Thư giãn nào!

Đừng lo nếu như bạn chưa thu thập đủ thông tin. Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Nó chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng để thực hiện dự án thiết kế bao bì sản phẩm này. Đó là tin tốt lành nhất với bạn bởi vì bạn không nên bắt đầu dự án khi chưa thực sự hiểu mình cần làm gì tốt nhất cho sản phẩm. Không gì tệ hơn bằng việc đổ sông đổ bể một đứa con tinh thần chỉ vì bạn đi sai hướng đúng không nào?

Bước 2: Chọn loại bao bì

Số lớp bao bì

Bao bì sản phẩm thường có 3 lớp: bao bì đựng sản phẩm, bao bì gói sản phẩm và bao bì sản phẩm.

  • Bao bì đựng sản phẩm là điều đầu tiên khách hàng nhìn thấy, giúp bảo vệ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được vận chuyển an toàn.
  • Bao bì gói sản phẩm là phần đóng gói sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị xô lệch
  • Bao bì sản phẩm là toàn bộ nhãn, mác, giấy gói, thẻ… trên sản phẩm.

Để bạn dễ tưởng tượng. Tôi sẽ lấy ví dụ về 1 hộp bánh. Bao bì hộp bánh gồm 3 thành phần: Hộp bánh được làm từ hộp sắt vuông (Bao bì gói sản phẩm), hộp bánh được đựng trong 1 hộp carton (Bao bì đựng sản phẩm). Bên trong hộp bánh các gói bánh được gói thành từng chiếc (Bao bì sản phẩm).

Tùy theo mỗi sản phẩm mà số lượng này tăng hoặc giảm tùy chỉnh. Mỗi một lớp bao bì giúp bạn truyền tải được toàn bộ thông điệp của thương hiệu trên sản phẩm.

Loại bao bì:

Bạn có thể lựa chọn các loại hình dáng có sẵn hoặc thiết kế riêng cho mình. Đặt mình vào người tiêu dùng và thử trải nghiệm thao tác bóc bao bì để kiểm nghiệm tính ứng dụng và tính khả dụng thực tế.

Bước 3: Thiết kế bao bì sản phẩm 

Như vậy là bạn thu thập hoàn toàn đủ các thông tin cần thiết để tạo nên một sản phẩm bao bì đẹp mắt, độc đáo và chuyên nghiệp. Và đây có lẽ là bước bạn mong đợi nhiều nhất: Đó là thiết kế. Tổng hợp tất cả các phác thảo từ 4 câu trả lời mà chúng tôi hướng dẫn trước đó, bạn đã có ý tưởng khá chắc chắn cho thiết kế bao bì sản phẩm. Thiết kế là bước biến ý tưởng đến gần hơn với thành phẩm. Khác hẳn với các phác thảo trước, thiết kế là công cụ trực quan sinh động giúp bạn hình tượng hóa các ý tưởng. Công cụ phổ biến mà các nhà thiết kế trên thế giới sử dụng là AI. Dựa trên các phác thảo về bố cục, màu sắc, phông chữ, các nhà thiết kế sẽ điều chỉnh và sắp xếp các đường nét đồ họa với cảm hứng lấy từ thông tin thu thậ trước đó. Mỗi đường nét đồ họa đều có dụng ý và được các nhà thiết kế thuyết minh rõ ràng.

Bước 4: Đánh giá bao bì được thiết kế

Bạn đã có 1 thiết kế tuyệt vời! Như một sản phẩm hoàn thành qua dây chuyền của nhà máy, bạn cần đánh giá lần cuối trước khi biến nó trở thành thành phẩm.

4 câu hỏi giúp bạn đánh giá tác phẩm của mình đã phù hợp với chiến lược truyền thông và kinh doanh của thương hiệu:

Câu hỏi 1: Nhìn vào bao bì, khách hàng có rõ đó là sản phẩm gì không?

Để tránh những hiểu lầm và suy diễn phức tạp, bao bì cần truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng và có sự kết nối với khách hàng.

Câu hỏi 2: Bao bì phản ánh trung thực sản phẩm không?

Một trải nghiệm không mấy vui vẻ cho khách hàng là bao bì sản phẩm khác xa với sản phẩm thực. Điều đó khiến khách hàng cảm thấy như bị lừa dối. Hãy chắc chắn rằng hình ảnh trên bao bì thực sự là hình ảnh của sản phẩm.

Câu hỏi 3: Bao bì sẽ như thế nào tại các điểm bán?

Như phân tích ở trên, vị trí để sản phẩm tác động rất nhiều đến cách thiết kế.

3 tips giúp bao bì sản phẩm trở nên nổi bật tại quầy kệ:
  • Trình bày những key word và thông tin quan trọng nhất tại trung tâm và mặt bao bì chính diện
  • Đảm bảo bao bì đã tối ưu khi xếp các sản phẩm này cạnh nhau hoặc chồng lên nhau
  • So sánh với đối thủ để có những chiến lược khác biệt

Câu hỏi 4: Bao bì của bạn có thể tái sử dụng không?

Với mỗi sản phẩm khác nhau bạn có thể ứng dụng bao bì này hay không?  Sẽ thật tốt nếu bạn có thể tận dụng hết chức năng của loại bao bì này trên nhiều sản phẩm khác nhau. Một lưu ý trước khi tái sử dụng, hãy cân nhắc xem nó có phù hợp với sản phẩm mới và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp với sản phẩm đó để mang lại sự tiết kiệm thông minh!

Bước 5: Sản xuất

Sản xuất là bước quan trọng giúp bạn hiện thực hóa thiết kế. Sản phẩm có đẹp mắt hay không, thu hút hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này nên hãy thật chú tâm nhé! Hãy tìm kiếm đối tác sản xuất chuyên nghiệp giúp bạn được hỗ trợ một cách tốt nhất.

lời khuyên hữu ích khi thiết kế bao bì sản phẩm

1. Nên ưu tiên bao bì xanh

Bao bì “xanh” là xu hướng những năm gần đây nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng từ túi nilon, vỏ nhựa… tới môi trường. Bao bì “xanh” được làm từ chất liệu tự nhiên, có khả năng phân hủy tốt, không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường sống, hạn chế tác động xấu của bao bì nhựa, góp phần bảo vệ cuộc sống xanh và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Khi doanh nghiệp tiên phong sử dụng các sản phẩm này vừa góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường đồng thời tạo nên dư luận tích cực: người tiêu dùng cảm thấy được an toàn khi sử dụng sản phẩm và người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm sẽ góp phần mang lại những đóng góp thân thiện với môi trường. Với một câu chuyện có tính kết nối giá trị cộng đồng như vậy, sản phẩm mà thương hiệu cung cấp sẽ trở nên nổi bật hơn so với đối thủ và được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.

Nên sử dụng bao bì “xanh” để thiết kế bao bì sản phẩm

2. Đơn giản và rõ ràng

Nổi bật và thu hút không đồng nghĩa với việc thiết kế quá nhiều! Bao bì của bạn nên có bố cục chính phụ và thông điệp rõ nét. Khi lướt qua sản phẩm, khách hàng có thể biết sản phẩm của bạn là gì và sản phẩm đó có lợi ích gì với họ. Một sản phẩm kết nối giá trị con người sẽ chiến thắng trái tim người tiêu dùng.

3. Tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng cùng với bao bì

Một trải nghiệm thú vị với sản phẩm sẽ khiến người tiêu dùng chia sẻ tới nhiều người và là kỉ niệm khó quên!Một mũi tên trúng 2 đích: Một bao bì mang lại trải nghiệm thú vị sẽ kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng và khiến người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu với những chuyển đổi tích cực Một bao bì mang lại trải nghiệm thú vị sẽ đẩy mạnh giá trị truyền thông, tạo nên câu chuyện thú vị về thương hiệu.

Một trong những ví dụ đó là chiến dịch “Share a coke” của Coca-Cola.

150 tên phổ biến tại nước Úc được in trên vỏ chai Coca cùng 150 bài hát tương ứng với 150 cái tên. Đi kèm với đó là thông điệp: “If you have a crush on/ want to meet/ miss/ haven’t met *Name*, share a coke with him/ her”. Chiến dịch đã tạo nên một làn sóng truyền thông tích cực khiến cả nước Úc sôi sục, tạo thành cơn sốt được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội.

4. Tạo cho bao bì một nhân cách

Một cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần tại bài viết này đó là “kết nối cảm xúc với người tiêu dùng”. Để làm được điều đó bạn cần cho bao bì của mình một nhân cách. Trước cả khi bạn bắt tay vào thiết kế, bạn cần mở ra một câu chuyện thương hiệu của riêng mình.

Để tinh chỉnh câu chuyện bạn muốn truyền tải tới công chúng, hãy tự hỏi mình một số câu hỏi sau:

  • Niềm tin nào thúc đẩy sự phát triển của dòng sản phẩm nói riêng và thương hiệu nói chung?
  • Điều gì khiến cho sản phẩm trở nên độc đáo so với đối thủ?
  • Sản phẩm góp phần thay đổi cuộc sống người tiêu dùng như thế nào?

Sau khi trả lời những câu hỏi này, những hình dung về câu chuyện thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên thống nhất nó với Sứ mệnh và Tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp! Sự thống nhất làm nên uy tín và chuyên nghiệp của thương hiệu.

5. Nhất quán thông điệp truyền thông

Theo nhà thiết kế và tác giả nổi tiếng Robert Brunner: “Mọi thứ bạn làm đều tạo ra trải nghiệm thương hiệu”.

Vì vậy, duy trì tính nhất quán của thông điệp tiếp thị là vô cùng quan trọng. Thiết kế bao bì sản phẩm cũng vậy, nó cần thống nhất với bản sắc và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua đó, khách hàng được training một cách kỹ lưỡng về dấu ấn của thương hiệu.

PHP Packaging hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có những hình dung sắc nét về công việc thiết kế bao bì sản phẩm của chính mình!

Chúc các bạn có một thiết kế bao bì chuyên nghiệp và độc đáo!